Có phải loài ngoại lai nào cũng là loài ngoại lai xâm hại không? Đối với hành vi phát tán loài ngoại lai xâm hại sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Loài ngoại lai xâm hại
Loài ngoại lai xâm hại là gì?
Khoản 19 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa về loài ngoại lai xâm hại như sau:
"Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển."
Loài ngoại lai được giải thích tại khoản 18 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:
"Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng."
Qua đó có thể hiểu loài ngoại lai xâm hại là loài từ một nơi khác đến sinh sống, phát triển gây hại lấn chiếm môi trường sống của các loài bản địa.
Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT quy định về các tiêu chí như sau:
- Nội dung đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai bao gồm:
+ Thông tin về loài: tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh, mô tả đặc điểm hình thái của loài;
+ Đặc điểm khí hậu nơi phát sinh nguồn gốc hoặc nơi loài đã thiết lập quần thể;
+ Lịch sử xâm hại của loài trên thế giới và ở Việt Nam;
+ Các đặc điểm của loài có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
+ Đặc điểm sinh sản, cơ chế phát tán và các đặc tính về khả năng chống chịu của loài với các điều kiện môi trường.
- Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại:
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;
+ Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.
- Tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;
+ Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam;
+ Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam
Có phải loài ngoại lai nào cũng là loài ngoại lai xâm hại không?
Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, có dọn bể,... là loài ngoại lai xâm hại và các loài khác được liệt kê trong Phụ lục 1 Danh mục loài ngoại lai xâm hại được ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Do đó, chỉ các loài ngoại lai nằm trong Phụ lục 1 Danh mục loài ngoại lai xâm hại được ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mới là loài ngoại lai xâm hại.
Phát tán loài ngoại lai xâm hại bị pháp luật xử lý như thế nào?
Tội phát tán các loài ngoại lai xâm hại quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Do đó, nhằm tạo điều kiện và trả lại môi trường sống tự nhiên vốn có của các loài bản địa pháp luật sẽ xử lý hành vi phát tán loài ngoại lai xâm hại đối với cá nhân phạt tù lên đến 7 năm còn đối với pháp nhân thương mại thì có thể bị phạt tiền lên tới 1.000.000.000 đồng và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?