Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
- Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
- Chủ thực vật có được bồi thường thiệt hại khi tổ chức hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật cung cấp thuốc làm thực vật chết không?
- Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam gồm những loại nào?
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
...
2. Chủ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, phát hiện kịp thời sinh vật gây hại và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hiệu quả, an toàn, không để lây lan;
b) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng;
c) Cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại thực vật, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu;
d) Thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật;
đ) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này;
e) Khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
Theo đó, chủ thực vật có nghĩa vụ phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
...
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc bốn đúng quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc;
b) Chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
c) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện thuốc bảo vệ thực vật gây hậu quả xấu cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để có biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Phải bảo quản thuốc, thu gom bao gói thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định;
đ) Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xông hơi khử trùng phải có giấy chứng nhận tập huấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Bồi thường thiệt hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định gây ra.
Theo quy định, chủ thực vật chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, các loại thuốc bảo vệ thực vật mà chủ thực vật cho là an toàn chỉ được sử dụng cho thực vật khi các loại thuốc đó thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Chủ thực vật có được bồi thường thiệt hại khi tổ chức hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật cung cấp thuốc làm thực vật chết không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về quyền của chủ thực vật như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
1. Chủ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại, biện pháp duy trì điều kiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
b) Tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với khả năng, điều kiện và đáp ứng quy định tại Điều 14 của Luật này;
d) Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật và được bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật;
đ) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.
...
Theo đó, chủ thực vật có quyền ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật và được bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định, chủ thực vật có quyền được bồi thường thiệt hại khi tổ chức hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật cung cấp thuốc làm thực vật chết và được xác định là do lỗi của tổ chức hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật.
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không? (Hình từ Internet)
Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam gồm những loại nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
...
Như vậy, theo quy định, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?