Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?

Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không? Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh lý theo hình thức nào và được xử lý ra sao? Trình tự thực hiện thanh lý tài sản thế nào? Câu hỏi của anh Vĩnh (TP.HCM).

Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?

Đầu tiên, theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 33/2019NĐ-CP quy định về việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
b) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
c) Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
d) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì:

Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, có thể thấy rằng khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích thì sẽ bị thu hồi, chứ không được thanh lý.

Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?

Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không? (Hình từ Internet)

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh lý theo hình thức nào và được xử lý ra sao?

Tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý như sau:

- Giao cho cơ quan có tài sản thanh lý để sử dụng vào công tác bảo trì đối với tài sản còn sử dụng được: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao vật liệu, vật tư thu hồi đưa vào sử dụng; trong trường hợp này, giá trị vật liệu, vật tư được giảm trừ trong dự toán, Hợp đồng bảo trì

- Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển cho cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản), bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan

- Bán vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng.

Trình tự thực hiện thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:

- Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính

- Danh mục tài sản thanh lý theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 33/2019/NĐ-CP (trong đó nêu rõ lý do thanh lý): 01 bản chính

- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 33/2019/NĐ-CP xem xét, quyết định

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.

Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;

- Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý); hình thức thanh lý; hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi (nếu có); quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;

- Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định.

Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 26 Nghị định 33/2019/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe đạp thể thao đi vào làn đường dành cho xe ô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Phần đường xe chạy là gì? Nếu trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy thì tài xế phải làm gì?
Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 về vi phạm quy tắc giao thông tổng hợp như thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
2,817 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào