Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động phải báo trước bao nhiêu ngày? Giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí không còn giá trị trong trường hợp nào?
- Cơ quan báo chí được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát sóng thử nghiệm khi nào?
- Giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí không còn giá trị trong trường hợp nào?
- Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động phải báo trước bao nhiêu ngày?
- Khi thay đổi thời gian phát hành, cơ quan báo chí có phải xin phép Bộ Văn hóa Thông tin không?
- Trên trang trong của báo chí có các nội dung phải ghi nào?
Cơ quan báo chí được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát sóng thử nghiệm khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về hiệu lực của giấy phép như sau:
Hiệu lực của giấy phép
1. Sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.
...
Theo quy định trên, sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.
Giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí không còn giá trị trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về hiệu lực của giấy phép như sau:
Hiệu lực của giấy phép
...
2. Sau chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
Như vậy, sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép hoạt động có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động phải báo trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về hiệu lực của giấy phép như sau:
Hiệu lực của giấy phép
...
3. Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước mười (10) ngày bằng văn bản cho Bộ Văn hóa - Thông tin; phải tự thông báo trên báo chí của mình. Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.
Theo quy định trên, cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước 10 ngày bằng văn bản cho Bộ Văn hóa Thông tin. Đồng thời, phải tự thông báo trên báo chí của mình.
Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.
Khi thay đổi thời gian phát hành, cơ quan báo chí có phải xin phép Bộ Văn hóa Thông tin không?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 6 Điều 14 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về hiệu lực của giấy phép như sau:
Hiệu lực của giấy phép
...
4. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép Bộ Văn hóa -Thông tin:
a) Tên báo chí;
b) Tôn chỉ, mục đích, kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện.
5. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về tần số:
a) Loại máy phát, công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng, đặc điểm kỹ thuật của ăng-ten phát;
b) Tần số hoặc kênh tần số vô tuyến điện.
6. Thay đổi cách trình bày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thời gian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng văn bản và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên, khi thay đổi một trong những điều sau phải xin phép Bộ Văn hóa Thông tin:
- Tên báo chí;
- Tôn chỉ, mục đích, kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện.
Trường hợp thay đổi cách trình bày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thời gian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng văn bản và phải được Bộ Văn hóa Thông tin đồng ý bằng văn bản.
Trên trang trong của báo chí có các nội dung phải ghi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Các nội dung phải ghi trên trang một, bìa một, trang trong của báo và tạp chí như sau:
Các nội dung phải ghi trên trang một, bìa một, trang trong của báo và tạp chí
1. Trang một của báo, bìa một của tạp chí:
a) Tên báo chí;
b) Tên cơ quan chủ quản (in dưới tên báo chí);
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Trang trong của báo, tạp chí:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, telex, fax;
c) Họ, tên Tổng biên tập;
d) Nơi in, khuôn khổ, số trang;
đ) Kỳ hạn xuất bản;
e) Giá bán.
Theo đó, trang trong của báo, tạp chí phải ghi những nội dung sau:
- Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép;
- Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, telex, fax;
- Họ, tên Tổng biên tập;
- Nơi in, khuôn khổ, số trang;
- Kỳ hạn xuất bản;
- Giá bán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?