Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có được khởi tố chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai không?
- Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có được khởi tố chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai không?
- Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ bị khởi tố thì có bị tạm đình chỉ chức vụ đang đảm nhiệm không?
- Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình?
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có được khởi tố chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai không?
Thẩm quyền khởi tố chủ tịch tỉnh nhận hối lộ được quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Khởi tố bị can
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
...
Theo đó, khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Bên cạnh đó, theo quy định trên thì Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có thẩm quyền điều tra và khởi tố bị can đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Như vậy, trong trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã thực hiện việc điều tra và phát hiện chủ tịch tỉnh có hành vi nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai có đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì có quyền khởi tố bị can theo quy định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có được khởi tố chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ bị khởi tố thì có bị tạm đình chỉ chức vụ đang đảm nhiệm không?
Việc tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm được quy định tại Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
Như vậy, theo quy định nếu như xét thấy việc chủ tịch tỉnh tiếp tục giữ chức vụ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý chủ tịch tỉnh tạm đình chỉ chức vụ của chủ tịch tỉnh.
Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình?
Mức án cao nhất đối với trường hợp chủ tịch tỉnh nhận hối lộ được quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội nhận hối lộ
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ liên quan đến dự án đất đai có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
(2) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?