Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào?

Xin cho hỏi cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào? Cơ sở hóa chất độc có trách nhiệm gì trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc? Câu hỏi của anh Ân từ Khánh Hòa.

Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về tạm dừng và kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc như sau:

Tạm dừng và kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm:
1. Quyết định tạm dừng hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc khi xuất hiện tình huống gây mất an toàn, có nguy cơ xảy ra tiếp các tai nạn, sự cố nghiêm trọng hoặc việc ứng phó không đem lại hiệu quả.
2. Quyết định tiến hành giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của sự cố hóa chất độc để tiếp tục triển khai khi điều kiện cho phép.
3. Quyết định tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó khi đã loại bỏ được tình huống gây mất an toàn hoặc khi thấy hoạt động ứng phó tiếp tục đem lại hiệu quả.
4. Quyết định kết thúc các hoạt động ứng phó khi hóa chất độc đã được làm sạch.
5. Căn cứ từng tình huống cụ thể để quyết định việc tạm dừng, tiếp tục triển khai, kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc tại một, nhiều khu vực hay toàn bộ chiến dịch ứng phó.

Như vậy, theo quy định, hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng khi xuất hiện tình huống gây mất an toàn, có nguy cơ xảy ra tiếp các tai nạn, sự cố nghiêm trọng hoặc việc ứng phó không đem lại hiệu quả.

Khi đã loại bỏ được tình huống gây mất an toàn hoặc khi thấy hoạt động ứng phó tiếp tục đem lại hiệu quả thì tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó.

Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào?

Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc được tạm dừng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc là cơ quan nào?

Căn cứ Điều 28 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn như sau:

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm:
1. Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
2. Chỉ đạo, huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng ứng phó sự cố tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc xảy ra theo phân cấp quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Chỉ đạo tổ chức diễn tập, hiệp đồng, phối hợp các lực lượng trong ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
4. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố hóa chất độc xảy ra trên vùng biển hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc

Cơ sở hóa chất độc có trách nhiệm gì trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc?

Căn cứ Điều 39 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của cơ sở hóa chất độc như sau:

Trách nhiệm của cơ sở hóa chất độc
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.
3. Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định; tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất độc với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.
4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố hóa chất độc.

Như vậy, trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc thì cơ sở hóa chất độc có các trách nhiệm sau đây:

(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.

(2) Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó.

Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.

(3) Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định;

Tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất độc với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.

(4) Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố hóa chất độc.

Sự cố hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc là gì? Những đơn vị nào có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia?
Pháp luật
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Sự cố hóa chất là gì? Những đối tượng nào sẽ được huấn luyện an toàn hóa chất để phòng ngừa sự cố hóa chất?
Pháp luật
Việc thực hiện báo cáo sự cố hóa chất độc được tiến hành vào những thời điểm nào? Báo cáo sự cố hóa chất độc gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở được thực hiện như thế nào? Việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành theo mấy phân cấp?
Pháp luật
Việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố hóa chất
615 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự cố hóa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sự cố hóa chất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào