Cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là gì?
Cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BCT quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương ở địa phương (đối với những lĩnh vực khác thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Bộ quản lý ngành tương ứng hướng dẫn).
2. Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công Thương.
Như vậy, cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
Cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BCT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: Dự thảo quyết định; kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực công thương.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công.
3. Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương. Thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn theo phân công của các cấp có thẩm quyền.
4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện:
Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo phân cấp, quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo quy định;
Đề xuất xây dựng phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn;
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp;
Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong cụm công nghiệp (gồm: Thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp; phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn;
Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
5. Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về xây dựng, trình ban hành kế hoạch khuyến công phù hợp quy định pháp luật và điều kiện của địa phương; tham mưu cấp thẩm quyền bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức khuyến công trên địa bàn.
6. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công thương; theo dõi thi hành pháp luật về công thương.
8. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật.
10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công thương cho cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công Thương.
13. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công thương; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
15. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương ở địa phương bao gồm 16 nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Ai có quyền bãi bỏ cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
...
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
...
Như vậy, Hội đồng nhân dân huyện có quyền thành lập, bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Trong đó bao gồm cả cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?