Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là cơ quan nào? Nhiệm vụ của cơ quan đó là gì?
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là cơ quan nào?
Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường
1. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu (sau đây gọi là Đại hội) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội bất thường do Ban Chấp hành triệu tập để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của Chủ tịch Hội khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức yêu cầu. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành quy định. Các Hội Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương với tư cách là hội viên của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được bầu đại biểu đi dự Đại hội.
...
Căn cứ trên quy định Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu (sau đây gọi là Đại hội) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội có nhiệm kỳ 5 năm.
Đại hội bất thường do Ban Chấp hành triệu tập để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của Chủ tịch Hội khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức yêu cầu.
Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành quy định. Các Hội Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương với tư cách là hội viên của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được bầu đại biểu đi dự Đại hội.
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường
...
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
a) Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới;
b) Thảo luận và phê duyệt quyết toán tài chính nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội;
c) Bầu cử Ban Chấp hành; Ban Kiểm tra;
d) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hội (nếu có);
đ) Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường) có nhiệm vụ chính là:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới;
- Thảo luận và phê duyệt quyết toán tài chính nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội;
- Bầu cử Ban Chấp hành; Ban Kiểm tra;
- Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hội (nếu có);
- Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội.
Ban Chấp hành Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là cơ quan gì?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Điều lệ Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định và trực tiếp bầu. Danh sách các ủy viên đề cử và ứng cử phải được Đại hội thông qua. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành theo nhiệm kỳ của Đại hội. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành có thể bầu bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội thông qua.
2. Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành. Ban Chấp hành họp định kỳ 06 (sáu) tháng một lần (trừ trường hợp họp đột xuất), các cuộc họp Ban Chấp hành được thông báo thời gian, địa điểm và chương trình đến các ủy viên trước 10 (mười) ngày. Các phiên họp Ban Chấp hành được coi là hợp lệ khi có mặt 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Hội Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội.
- Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định và trực tiếp bầu. Danh sách các ủy viên đề cử và ứng cử phải được Đại hội thông qua.
- Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành theo nhiệm kỳ của Đại hội. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành có thể bầu bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội thông qua.
Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành. Ban Chấp hành họp định kỳ 06 (sáu) tháng một lần (trừ trường hợp họp đột xuất), các cuộc họp Ban Chấp hành được thông báo thời gian, địa điểm và chương trình đến các ủy viên trước 10 (mười) ngày. Các phiên họp Ban Chấp hành được coi là hợp lệ khi có mặt 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?