Cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện kiểm tra đột xuất với các doanh nghiệp khai thác lâm sản hay không?
Cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện kiểm tra đột xuất với các doanh nghiệp khai thác lâm sản hay không?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng và hình thức kiểm tra như sau:
"Điều 36. Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền."
Theo quy định trên thì đối tượng kiểm tra bao gồm tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác lâm sản.
Việc kiểm tra các đối tượng khai thác lâm sản có thể thực hiện theo hai hình thức là kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền được phép kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện kiểm tra đột xuất với các doanh nghiệp khai thác lâm sản hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ nào để cơ quan có thẩm quyền xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Tại Điều 40 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra đột xuất như sau:
"Điều 40. Kiểm tra đột xuất
1. Căn cứ để kiểm tra đột xuất:
a) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân;
c) Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
d) Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm;
đ) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
3. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật."
Việc kiểm tra đột xuất sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Căn cứ để xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư nêu trên.
Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra doanh nghiệp khai thác lâm sản dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 42 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung kiểm tra như sau:
"Điều 42. Nội dung kiểm tra
1. Đối với khai thác lâm sản:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
b) Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
c) Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.
2. Đối với vận chuyển lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.
3. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cơ sở;
c) Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
4. Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3 Chương III Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
5. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
a) Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
b) Động vật rừng đang nuôi.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản:
a) Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ."
Theo đó, nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện khai thác lâm sản thì nội dung kiểm tra sẽ gồm các nội dung như:
- Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản.
- Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác.
- Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?