Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước, trong đó bao gồm:
+ Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên cơ sở đề xuất của công ty nhà nước tại Đề án chuyển đổi.
+ Trường hợp người đại diện theo pháp luật tại thời điểm chuyển đổi đến tuổi nghỉ hưu, chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ định người đại diện theo pháp luật (sau đây được gọi là người đại diện theo pháp luật được cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ định) để thực hiện các thủ tục đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 89/2024/NĐ-CP;
+ Thông tin cá nhân được giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Danh sách và thông tin chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước cần đăng ký lại (nếu có);
+ Bản kiểm kê tài sản và Báo cáo tài chính của công ty nhà nước tại Đề án chuyển đổi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 89/2024/NĐ-CP.
- Bản kiểm kê tài sản, Báo cáo tài chính do cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt là cơ sở để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nguyên tắc kế thừa quyền, nghĩa vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 89/2024/NĐ-CP.
- Phê duyệt Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 89/2024/NĐ-CP;
- Hướng dẫn, giám sát công ty nhà nước tổ chức thực hiện việc chuyển đổi;
- Kiện toàn chức danh quản lý và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định;
- Rà soát, thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trên cơ sở kế thừa chủ trương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp chưa được phê duyệt chủ trương hoặc phải thay đổi chủ trương đã được phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ rà soát, trình phương án sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định chuyển đổi công ty nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển đổi công ty nhà nước do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ có thẩm quyền quyết định chuyển đổi công ty nhà nước do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước như sau:
- Công ty con chưa chuyển đổi xây dựng Đề án chuyển đổi theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này; Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ xem xét, phê duyệt.
- Trên cơ sở đề xuất của công ty con chưa chuyển đổi, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ban hành Quyết định chuyển đổi (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này).
- Sau khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ban hành Quyết định chuyển đổi, công ty con chưa chuyển đổi gửi hồ sơ đăng ký chuyển đổi quy định tại Điều 10 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho công ty con chưa chuyển đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho công ty con chưa chuyển đổi và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?