Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với quản trị, an toàn và an ninh cơ quan?
- Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản trị của văn phòng Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam đúng không?
- Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với quản trị, an toàn và an ninh cơ quan?
- Kế toán trưởng của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản trị của văn phòng Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam đúng không?
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản trị của văn phòng Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam đúng không, thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2745/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Vị trí và chức năng
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị thuộc Văn phòng Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Chánh Văn phòng tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ về hành chính và quản trị của Văn phòng Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam.
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính, thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tham mưu, giúp Chánh Văn phòng tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ về hành chính và quản trị của Văn phòng Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam.
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với quản trị, an toàn và an ninh cơ quan?
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn đối với quản trị, an toàn và an ninh cơ quan theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 2745/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
3. Làm đầu mối của Văn phòng Bộ Tài chính tại phía Nam để liên hệ, phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
4. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, lễ tân, các nhiệm vụ khánh tiết, thăm hỏi, tang lễ của Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam theo phân công của Chánh Văn phòng.
5. Đảm bảo điều kiện làm việc, phương tiện đi lại, phục vụ kịp thời các hoạt động của Lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Bộ Tài chính trong thời gian công tác theo kế hoạch tại các tỉnh phía Nam và các hoạt động chung khác của Bộ Tài chính tại địa bàn được phân công.
6. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tổ chức và phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, giao ban của Bộ Tài chính và của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tại địa bàn được phân công.
7. Về công tác tài chính, kế toán
Lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán và công tác kế toán; lập quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm được giao theo phân cấp của Chánh Văn phòng và theo quy định của pháp luật.
8. Quản trị, an toàn và an ninh cơ quan
- Tổ chức thực hiện công tác cải tạo, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, quản lý và sử dụng các tài sản được Bộ Tài chính giao đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng quy định.
- Thực hiện công tác thường trực bảo vệ, đảm bảo trật tự an toàn công sở theo quy định.
9. Quản lý công chức, người lao động; quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Chánh Văn phòng.
10. Phối hợp, hỗ trợ các điều kiện làm việc cho đại diện của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh trong phạm vi trách nhiệm được giao.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao.
Theo đó, đối với quản trị, an toàn và an ninh cơ quan thì Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện công tác cải tạo, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, quản lý và sử dụng các tài sản được Bộ Tài chính giao đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng quy định.
- Thực hiện công tác thường trực bảo vệ, đảm bảo trật tự an toàn công sở theo quy định.
Kế toán trưởng của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Kế toán trưởng của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 2745/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Lãnh đạo Cơ quan đại diện và biên chế
1. Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh có Trưởng đại diện và một số Phó Trưởng đại diện theo quy định.
Trưởng đại diện chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật hiện hành về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Trưởng đại diện có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ và nội quy làm việc của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh trình Chánh Văn phòng Bộ Tài chính ban hành.
Phó Trưởng đại diện chịu trách nhiệm trước Trưởng đại diện và trước pháp luật hiện hành về các nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh được bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chủ tài khoản, kế toán trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên (Cục Kế hoạch - Tài chính) về nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ Tài chính theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Biến chế của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tổng biên chế được giao của Văn phòng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh được bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chủ tài khoản, kế toán trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên (Cục Kế hoạch - Tài chính) về nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ Tài chính theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?