Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?
Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc:
Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc
Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg. Các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn quốc gồm:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực quốc gia) và Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia); Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT - Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).
2. Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh).
3. Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (sau đây gọi tắt là Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố); Đội ứng cứu sự cố hoặc bộ phận ứng cứu sự cố tại Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Đội/bộ phận ứng cứu sự cố).
Như vậy, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT thì
Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng gồm: theo dõi, thu thập, phân tích, phát hiện, cảnh báo, điều tra, xác minh sự cố, ngăn chặn sự cố, khôi phục dữ liệu và khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT nguyên tắc điều phối, ứng cứu sự cố:
Nguyên tắc điều phối, ứng cứu sự cố
1. Tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
2. Chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả.
3. Phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
4. Ứng cứu sự cố trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản hệ thống thông tin.
5. Tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc ưu tiên về duy trì hoạt động của hệ thống thông tin đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch ứng phó sự cố.
6. Thông tin trao đổi trong mạng lưới phải được kiểm tra, xác thực đối tượng trước khi thực hiện các bước tác nghiệp tiếp theo.
7. Bảo đảm bí mật thông tin biết được khi tham gia, thực hiện các hoạt động ứng cứu sự cố theo yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân gặp sự cố.
Theo đó, việc ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản hệ thống thông tin.
Các tác nghiệp của hoạt động điều phối ứng cứu sự cố bao gồm những hoạt động nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT thì:
Các tác nghiệp của hoạt động điều phối ứng cứu sự cố:
- Theo dõi, phân tích, phát hiện, cảnh báo các nguy cơ, đe dọa, lỗ hổng, sự cố, tấn công mạng và các giải pháp phòng ngừa sự cố;
- Xây dựng, đề xuất phương án, kế hoạch ứng phó với sự cố;
- Tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng;
- Điều hành, huy động các nguồn lực để ứng cứu sự cố theo thẩm quyền; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các biện pháp để đối phó, phòng chống tấn công mạng;
- Điều tra, phân tích, xác định nguồn gốc, cách thức, phương pháp tấn công để đối phó, ngăn chặn, đồng thời cảnh báo và hướng dẫn để ngăn ngừa sự cố lây lan diện rộng; thu thập, xây dựng báo cáo tổng hợp sự cố;
- Chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm liên quan về ứng cứu sự cố, hoạt động điều phối ứng cứu sự cố và quá trình xử lý sự cố;
- Các hoạt động khác liên quan đến ứng cứu sự cố theo quyết định Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong đó, điều phối ứng cứu sự cố là hoạt động của Cơ quan điều phối quốc gia và cơ quan có thẩm quyền nhằm huy động, điều hành, phối hợp thống nhất các nguồn lực gồm:
- Nhân lực, vật lực (trang thiết bị), tài lực (tài chính, ngân sách) để phòng ngừa, theo dõi, thu thập, phát hiện, cảnh báo sự cố; tiếp nhận, phân tích xác minh, phân loại sự cố;
- Điều hành, phối hợp, tổ chức ứng cứu sự cố, sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố nhằm giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại do sự cố gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?