Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương kiểm tra các đối tượng thông qua những hình thức nào?
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm kiểm tra các đối tượng nào?
Theo Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về phạm vi và đối tượng kiểm tra như sau:
Phạm vi và đối tượng kiểm tra
Cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các văn bản của Cơ quan điều tra ban hành, có quy định những nhiệm vụ, công việc trong phạm vi phụ trách của Cơ quan điều tra mà các bộ phận của Cơ quan điều tra, các đơn vị và Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm thực hiện.
Việc kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực được giao đối với các đơn vị, Viện kiểm sát quân sự các cấp trong việc thi hành các văn bản có liên quan được tiến hành theo quy định của Ngành.
Căn cứ trên quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các văn bản của Cơ quan điều tra ban hành, có quy định những nhiệm vụ, công việc trong phạm vi phụ trách của Cơ quan điều tra mà các bộ phận của Cơ quan điều tra, các đơn vị và Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm thực hiện.
Việc kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực được giao đối với các đơn vị, Viện kiểm sát quân sự các cấp trong việc thi hành các văn bản có liên quan được tiến hành theo quy định của Ngành.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương kiểm tra các đối tượng thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền kiểm tra như thế nào?
Theo Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra kiểm tra mọi hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra và của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra kiểm tra hoạt động của bộ phận được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra giao.
3. Công tác kiểm tra thực hiện đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Căn cứ trên quy định thẩm quyền kiểm tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương như sau:
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra kiểm tra mọi hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra kiểm tra hoạt động của bộ phận được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra giao.
Lưu ý: Công tác kiểm tra thực hiện đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương kiểm tra các đối tượng thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 26 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Hình thức kiểm tra
Trưởng các bộ phận thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại bộ phận; phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Lãnh đạo Cơ quan điều tra tiến hành làm việc trực tiếp tại bộ phận cần kiểm tra.
Lãnh đạo Cơ quan điều tra yêu cầu các bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao.
Kết thúc kiểm tra, Lãnh đạo Cơ quan điều tra phải thông báo kết quả kiểm tra, nêu rõ những nội dung cần kiểm tra, đánh giá những mặt được, chưa được, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục.
Theo đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương kiểm tra các đối tượng thông qua những hình thức sau đây:
- Trưởng các bộ phận thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại bộ phận; phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
- Lãnh đạo Cơ quan điều tra tiến hành làm việc trực tiếp tại bộ phận cần kiểm tra.
- Lãnh đạo Cơ quan điều tra yêu cầu các bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao.
Lưu ý: Kết thúc kiểm tra, Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phải thông báo kết quả kiểm tra, nêu rõ những nội dung cần kiểm tra, đánh giá những mặt được, chưa được, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?