Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra?
- Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra?
- Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có bắt buộc phải báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra không?
- Ai có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra của cơ quan được kiểm tra?
Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra như sau:
Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp kết luận kiểm tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng được kiểm tra phải lập kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra.
Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận kiểm tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải được gửi đến người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng được kiểm tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm:
a) Kịp thời chỉ đạo, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đôn đốc đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện kết luận kiểm tra;
c) Bảo đảm điều kiện, thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời kết luận kiểm tra;
d) Tiến hành kiểm tra, đề nghị thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo kết luận kiểm tra;
đ) Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận kiểm tra.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra;
- Trường hợp kết luận kiểm tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan được kiểm tra phải lập kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra.
Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận kiểm tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải được gửi đến người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.
Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có bắt buộc phải báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra như sau:
Báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra
1. Đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận kiểm tra theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm tra hoặc khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra.
2. Nội dung báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra gồm:
a) Việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra;
b) Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận kiểm tra, những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
c) Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận kiểm tra và kiến nghị, đề xuất;
d) Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận kiểm tra.
Theo đó, cơ quan được kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận kiểm tra theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm tra hoặc khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra.
Nội dung báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra gồm các nội dung cụ thể trên.
Ai có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra của cơ quan được kiểm tra?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra như sau:
Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra
Người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng được kiểm tra trong việc thực hiện kết luận kiểm tra theo trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 20 và 21 của Nghị định này.
Theo đó, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cơ quan được kiểm tra trong việc thực hiện kết luận kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?