Cơ quan hải quan khi phát hiện hàng giả sẽ xử lý như thế nào? Làm sao để có thể xác minh hàng giả?
Cơ quan hải quan khi phát hiện hàng giả sẽ xử lý như thế nào? Làm sao để có thể xác minh hàng giả?
Đối với hàng hóa mà cơ quan hải quan xác định được là hàng giả thì căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả
1. Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, nếu đủ căn cứ chứng minh hàng giả thì cơ quan hải quan có thể xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp phát hiện các dấu hiệu cho rằng là hàng giả, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh hàng giả theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC.
Theo đó, khi nhận thấy có các dấu hiệu là hàng giả cơ quan hải quan sẽ tiến hành thực hiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tạm giữ hàng hóa. Đồng thời thực hiện các công việc để xác minh hàng giả gồm:
Yêu cầu chủ hàng cung cấp: Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương; tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần đối với hàng hóa.
Trường hợp biết chủ sở hữu hàng thật thì yêu cầu chủ sở hữu đó cung cấp các chứng từ liên quan để xác minh.
Thực hiện lấy mẫu và giám định tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định.
Phối hợp với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để thực hiện xác minh.
Chấm dứt các biện pháp ngăn chặn, tạm giữ. Nếu kết luận giám định là hàng giả thì xử lý vi phạm, nếu không phải là hàng giả thì tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan.
Cơ quan hải quan khi phát hiện hàng giả sẽ xử lý như thế nào? Làm sao để có thể xác minh hàng giả? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra hải về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hoạt động kiểm tra hải quan làm những công việc gì?
Hoạt động kiểm tra hải quan được quy định tại Điều 12 Thông tư 13/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC gồm các hoạt động chính như:
- Kiểm tra hồ sơ hải quan:
+ Kiểm tra thông tin khai về hàng hóa: tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định.
+ Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách phẩm chất hàng hóa, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa để xác định sự phù hợp.
+ Kiểm tra, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Tổng cục Hải quan thông báo và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập.
+ Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp, không có dấu hiệu là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa:
+ Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp;
+ Kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan thông báo chấp nhận (ảnh chụp, mô tả, đặc điểm nhận biết hàng thật) để xác định hàng giả, hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Trường hợp có chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ; công chức hải quan đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
+ Trường hợp xác định hàng hóa là hàng giả thì thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BTC. Trường hợp xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?