Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là cơ quan nào? Nguyên tắc biểu quyết của cơ quan này là gì?
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về cơ cấu tổ chức của Hiệp hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội
1. Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội, gồm:
a) Đại hội của Hiệp hội;
b) Ban Chấp hành Hiệp hội;
c) Ban Thường vụ Hiệp hội;
d) Ban Thư ký Hiệp hội;
đ) Ban Kiểm tra Hiệp hội;
e) Văn phòng và các ban chuyên môn;
g) Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội;
h) Văn phòng đại diện phía Nam và các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chủ tịch Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc và các văn phòng đại diện ở các địa phương.
Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Đại hội của Hiệp hội.
+ Ban Chấp hành Hiệp hội.
+ Ban Thường vụ Hiệp hội.
+ Ban Thư ký Hiệp hội.
+ Ban Kiểm tra Hiệp hội.
+ Văn phòng và các ban chuyên môn.
+ Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội.
+ Văn phòng đại diện phía Nam và các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Và Chủ tịch Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc và các văn phòng đại diện ở các địa phương.
Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là cơ quan nào?
Theo Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 quy định về Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường như sau:
Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu toàn quốc của Hiệp hội. Nhiệm kỳ Đại hội là 5 năm. Đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tham dự Đại hội.
2. Đại hội nhiệm kỳ quyết định các nội dung chính sau:
a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới và báo cáo điều hành của Ban Chấp hành, báo cáo của Ban Kiểm tra, quyết toán tài chính; báo cáo tình hình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội;
b) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hiệp hội;
c) Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hiệp hội (nếu có);
c) Thông qua nghị quyết Đại hội.
3. Đại hội bất thường
Hiệp hội có thể tiến hành triệu tập Đại hội bất thường khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
4. Đại biểu dự Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường
Trên cơ sở phân bổ số đại biểu, các hội viên thuộc Hiệp hội bầu cử các đại biểu chính thức, dự khuyết đi dự Đại hội. Ngoài ra còn có đại biểu là hội viên liên kết, hội viên danh dự và khách mời dự Đại hội.
Theo đó, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu toàn quốc của Hiệp hội.
Với nhiệm kỳ Đại hội là 5 năm. Đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tham dự Đại hội.
Và trên cơ sở phân bổ số đại biểu, các hội viên thuộc Hiệp hội bầu cử các đại biểu chính thức, dự khuyết đi dự Đại hội. Ngoài ra còn có đại biểu là hội viên liên kết, hội viên danh dự và khách mời dự Đại hội.
Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường là gì?
Theo quy định tại Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BNV năm 2012 về nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội như sau:
Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội
1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải vượt quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường có có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
Và việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải vượt quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?