Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định về cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
...
Theo quy định nêu trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan nào? (Hinh từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 14 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
...
3. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
c) Hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch và Ban Kiểm tra của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
4. Nguyên tắc biểu quyết:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định;
b) Việc thông qua các quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt biểu quyết tán thành.
Theo đó, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch và Ban Kiểm tra của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- Thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc;
- Các nội dung khác (nếu có).
Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được triệu tập khi nào?
Theo khoản 2 Điều 14 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
...
2. Đại hội đại biểu toàn quốc được triệu tập thường kỳ 05 năm một lần và có thể triệu tập bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Đoàn Chủ tịch hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên. Đại hội chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
c) Hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch và Ban Kiểm tra của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
4. Nguyên tắc biểu quyết:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định;
b) Việc thông qua các quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt biểu quyết tán thành.
Theo quy định nêu trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được triệu tập thường kỳ 05 năm một lần và có thể triệu tập bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Đoàn Chủ tịch hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
Lưu ý: Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc:
- Đại hội đại biểu toàn quốc có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định;
- Việc thông qua các quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?