Cơ quan nào có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền?
- Tổ chức tôn giáo là gì? Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thuộc nội dung quản lý nhà nước không?
- Cơ quan nào có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền?
- Những đơn vị nào là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Tổ chức tôn giáo là gì? Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thuộc nội dung quản lý nhà nước không?
Tổ chức tôn giáo là gì?
Tổ chức tôn giáo được định nghĩa tại khoản 12 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có thuộc nội dung quản lý nhà nước không?
Dựa theo quy định tại Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những vấn đề thuộc nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài vấn đề trên thì nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn bao gồm việc:
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong đó, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Cơ quan nào có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
14. Về tín ngưỡng, tôn giáo:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
b) Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền;
c) Thực hiện và hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
đ) Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chế độ, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, cơ quan có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền là Bộ Nội vụ.
Trong đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực:
- Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính;
- Cán bộ, công chức, viên chức và công vụ;
- Hội, tổ chức phi chính phủ;
- Thi đua, khen thưởng;
- Tín ngưỡng, tôn giáo;
- Văn thư, lưu trữ nhà nước;
- Thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền? (Hình từ Internet)
Những đơn vị nào là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2022/NĐ-CP thì các đơn vị là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước là:
- Vụ Tổ chức - Biên chế.
- Vụ Chính quyền địa phương.
- Vụ Công chức - Viên chức.
- Vụ Tiền lương.
- Vụ Tổ chức phi chính phủ.
- Vụ Cải cách hành chính.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Công tác thanh niên.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
- Ban Tôn giáo Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?