Cơ quan nào có nhiệm vụ xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế? Việc phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế gồm những nội dung nào?
Cơ quan nào có nhiệm vụ xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về đề án phát hành trái phiếu quốc tế như sau:
Đề án phát hành trái phiếu quốc tế
1. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, tình hình thị trường tài chính quốc tế, Bộ Tài chính xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát hành.
2. Đề án phát hành trái phiếu quốc tế tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và các nội dung sau:
a) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế;
b) Dự kiến các chi phí liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế như sau:
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế
...
3. Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
b) Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
c) Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
d) Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
...
Theo quy định trên, Bộ Tài Chính sẽ có nhiệm vụ xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát hành.
Và đề án phát hành trái phiếu quốc tế tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 28 nêu trên và gồm dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế; và dự kiến các chi phí liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
Tải về mẫu đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế mới nhất 2023: Tại Đây
Trái phiếu quốc tế (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế gồm những nội dung nào?
Theo Điều 31 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế như sau:
Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế
1. Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế trên cơ sở đề án phát hành trái phiếu quốc tế với các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành, loại tiền tệ phát hành và kỳ hạn phát hành;
c) Thị trường phát hành;
d) Chính sách thuế đối với thu nhập từ gốc và lãi trái phiếu của người sở hữu trái phiếu;
đ) Dự kiến các chi phí liên quan đến đợt phát hành;
e) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan;
g) Trách nhiệm của Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Căn cứ chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phát hành trái phiếu quốc tế cho từng lần phát hành, gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Khối lượng phát hành, kỳ hạn phát hành, phương thức phát hành;
b) Dự kiến khung lãi suất phát hành;
c) Dự kiến việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu;
d) Thời điểm phát hành.
Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế trên cơ sở đề án phát hành trái phiếu quốc tế với các nội dung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 31 nêu trên.
Và căn cứ chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phát hành trái phiếu quốc tế cho từng lần phát hành gồm những nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên.
Hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 95/2018/NĐ-CP về hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế như sau:
Hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế
1. Hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế là các tài liệu pháp lý do Bộ Tài chính phối hợp cùng với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp của thị trường phát hành.
2. Hồ sơ phát hành bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản cáo bạch;
b) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành;
c) Các hợp đồng tư vấn pháp lý;
d) Hợp đồng mua bán trái phiếu quốc tế;
đ) Các thỏa thuận đại lý, bao gồm:
- Đại lý in ấn: là tổ chức được lựa chọn để in ấn trái phiếu, bản cáo bạch và các tài liệu liên quan khác;
- Đại lý niêm yết: là tổ chức được lựa chọn để làm thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu của chủ thể phát hành trên các thị trường chứng khoán thích hợp, phù hợp với các quy định của nơi niêm yết;
- Đại lý tài chính và thanh toán: là tổ chức được lựa chọn để thay mặt cho chủ thể phát hành thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu cho các nhà đầu tư và là đại lý quản lý danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của đợt phát hành;
- Đại lý chuyển nhượng: là tổ chức được lựa chọn để duy trì các báo cáo về người sở hữu trái phiếu, hủy và phát hành giấy chứng nhận, và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng hoặc bị mất cắp;
- Đại lý ủy thác: là tổ chức được các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chỉ định làm người đại diện bảo vệ quyền lợi của các người nắm giữ trái phiếu và bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của trái phiếu;
- Tổ chức lưu ký: là tổ chức nhận ký gửi, bảo quản, xác nhận việc chuyển nhượng và chuyển nhượng trái phiếu trên thị trường.
e) Các ý kiến pháp lý;
g) Các hồ sơ khác có liên quan.
Như vậy, hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế là các tài liệu pháp lý do Bộ Tài chính phối hợp cùng với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp của thị trường phát hành.
Và hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm những tài liệu cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 32 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?