Cơ quan nào có quyền tiếp nhận việc tiêu hủy động vật hoang dã chết là vật chứng và trách nhiệm của cơ quan đó là gì?
Xử lý vật chứng là động vật hoang dã được thực hiện như thế nào?
Theo điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP quy định về việc xử lý động vật hoang dã được thực hiện như sau:
Về việc xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
...
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
...
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành.
Tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc xử lý vật chứng như sau:
Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
...
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận việc tiêu hủy động vật hoang dã là vật chứng và trách nhiệm của cơ quan đó là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận việc tiêu hủy động vật hoang dã đã chết là vật chứng và trách nhiệm của cơ quan đó là gì?
Căn cứ theo các quy định trên thì cơ quan điều tra có thể ra quyết định tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành tại Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT xử lý:
Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.
...
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận:
a) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo hình thức ghi trong quyết định xử lý vật chứng và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này đối với trường hợp quyết định xử lý vật chứng ghi cụ thể hình thức xử lý vật chứng;
c) Thực hiện việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Theo đó cơ quan, đơn vị tiếp nhận là Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.
Trình tự thủ tục thực hiện tiêu hủy động vật hoang dã đã chết ra sao?
Trường hợp chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý thì cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ xử lý theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Tiêu hủy động vật rừng
1. Đối tượng: Động vật rừng mang dịch bệnh hoặc động vật rừng không xử lý được bằng các hình thức quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này hoặc động vật rừng thuộc loại phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của động vật rừng tiêu hủy, người có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức tiêu hủy động vật rừng sau: biện pháp cơ học, thiêu đốt, chôn, sử dụng hóa chất hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để hủy động vật rừng, bảo đảm động vật rừng đó không còn tồn tại hoặc không còn giá trị sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định tiêu hủy động vật rừng;
b) Thành phần tham gia tiêu hủy: Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
c) Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng lập biên bản tiêu hủy động vật rừng theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Khi tiêu hủy, cơ quan tiếp nhận chủ trì tiêu hủy động vật hoang dã đã chết là vật chứng, cơ quan điều tra sẽ tham gia vào thành phần tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?