Cơ quan nào có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý? Điều kiện để cấp ý kiến pháp lý được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý như sau:
Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
1. Cơ quan nhà nước chủ trì đàm phán, ký đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi; thỏa thuận vay của Nhà nước; hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức PPP.
2. Tổ chức được bảo lãnh đối với các văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Theo quy định trên, cơ quan nào có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý là cơ quan nhà nước chủ trì đàm phán, ký đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi; thỏa thuận vay của Nhà nước; hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Ý kiến pháp lý (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào cấp ý kiến pháp lý?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về đối tượng cấp ý kiến pháp lý như sau:
Đối tượng cấp ý kiến pháp lý
Bộ Tư pháp xem xét cấp ý kiến pháp lý đối với các văn bản mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên trong các trường hợp sau:
1. Điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có);
2. Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính;
3. Văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh;
4. Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;
5. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) (bao gồm hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh Chính phủ (nếu có), hợp đồng thuê đất và các văn bản khác liên quan đến dự án mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước là một bên);
6. Các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, những đối tượng nào cấp ý kiến pháp lý là các văn bản mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có).
Điều kiện để cấp ý kiến pháp lý được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp ý kiến pháp lý như sau:
Điều kiện cấp ý kiến pháp lý
Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý thuộc đối tượng cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Có hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đầy đủ theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định này và đã được làm rõ, chỉnh lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 14 Nghị định này;
3. Việc đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có điều kiện việc đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ Tư pháp từ chối cấp ý kiến pháp lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về từ chối cấp ý kiến pháp lý như sau:
Từ chối cấp ý kiến pháp lý
Bộ Tư pháp từ chối cấp ý kiến pháp lý đối với các trường hợp sau đây:
1. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không đáp ứng điều kiện cấp và hồ sơ cấp theo quy định tại Điều 7 và Điều 12 Nghị định này.
2. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không được bổ sung, chỉnh lý, làm rõ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 hoặc Điều 14 Nghị định này.
Như vậy, Bộ Tư pháp từ chối cấp ý kiến pháp lý trong những trường hợp sau:
+ Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không đáp ứng điều kiện cấp và hồ sơ cấp theo quy định.
+ Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không được bổ sung, chỉnh lý, làm rõ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?