Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp? Mức phí phải nộp khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được hiểu là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ bị coi là phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã đó không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn và bị Tòa án nhân dân ra quyết định phá sản.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
+ Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP quy định cụ thể về tài sản ở nước ngoài và vụ việc phá sản có tính chất phức tạp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có từ trên 300 lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 đồng trở lên;
+ Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
+ Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
+ Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 Luật Phá sản 2014.
Như vậy, từ những căn cứ pháp lý nêu trên, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết phá sản tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Mức phí phải nộp khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phá sản 2014 như sau:
Lệ phí phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân.
Theo mục B.3 Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức thu lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 1.500.000 đồng.
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định những trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014).
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?