Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình bao gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự thực hiện phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình được tiến hành như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình?
Việc phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng được quy định tại Điều 13 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, đối tượng quy định tại Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT và Điều 12 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT bao gồm:
- Chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng trực thuộc các Bộ, ngành;
- Chủ rừng là tổ chức kinh tế.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình được quy định tại Điều 13 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này
...
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
...
Viện dẫn tới Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT, hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình bao gồm những giấy tờ sau:
Hồ sơ phê duyệt phương án:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Hồ sơ điều chỉnh phương án:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;
- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Lưu ý:
Cách thức nộp hồ sơ:
Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do.
+ Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Trình tự thực hiện phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình được tiến hành như thế nào?
Trình tự thực hiện phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình được quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến bằng văn bản các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng về nội dung phương án;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định quy định pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
+ Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?