Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:
Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.
Như vậy thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh là của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chống khủng bố (Hình từ Internet)
Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 07/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 05/10/2023) quy định như sau:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban;
b) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng ban thường trực;
c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác), Phó Trưởng ban;
d) Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực;
đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có), Thành viên;
e) Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên;
g) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên;
h) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
i) Giám đốc Sở Y tế, Thành viên;
k) Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên;
l) Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên;
m) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên;
n) Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên;
o) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành viên;
p) Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có), Thành viên;
q) Giám đốc Cảng hàng không (nếu có), Thành viên;
r) Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có), Thành viên;
s) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng, Thành viên;
t) Các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo.
Theo quy định trên, thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những người được quy định như trên.
Trước đây, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban;
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng ban;
- Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên;
- Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên;
- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
- Giám đốc Sở Y tế, Thành viên;
- Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên;
- Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác), Thành viên.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ sung thành viên là Giám đốc sở, người đứng đầu ngành khác tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những người được quy định như trên.
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 07/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 05/10/2023) quy định như sau:
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản. Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có trách nhiệm ban hành và thực hiện quy chế hoạt động của mình.
1a. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. Trường hợp Trưởng ban Chỉ đạo vắng mặt hoặc ủy quyền, Phó Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan, đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành mình.
Như vậy, chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố được quy định cụ thể trên.
Trước đây, chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố được quy định tại Điều 11 Nghị định 07/2014/NĐ-CP như sau:
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản. Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có trách nhiệm ban hành và thực hiện quy chế hoạt động của mình.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan, đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?