Cơ quan nào có thẩm quyền xóa đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia?
Có được xóa đối tượng đã có lịch sử tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định về quản lý đối tượng trên Hệ thống như sau:
Quản lý đối tượng trên Hệ thống
...
3. Rà soát các đối tượng:
Cơ sở tiêm chủng phải thực hiện rà soát hàng tuần để đảm bảo không trùng lặp đối tượng.
4. Xóa đối tượng:
a) Không được xóa đối tượng đã có lịch sử tiêm chủng, trừ trường hợp đối tượng trùng lặp trên Hệ thống. Đối tượng tiêm chủng được giữ lại trên Hệ thống phải được giữ lại lịch sử tiêm chủng và cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin của đối tượng tiêm chủng. Mã số đối tượng đã giữ lại trên Hệ thống phải được cung cấp cho đối tượng tiêm chủng.
b) Việc xóa đối tượng sẽ được Hệ thống tự động sao lưu dữ liệu và được gửi thông tin đối tượng đã xóa tới đơn vị đang đồng thời quản lý trên Hệ thống.
c) Chỉ có Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý mới có quyền xóa đối tượng.
- Trường hợp trùng lặp từ 02 đối tượng trở lên trong cùng địa bàn xã, Trạm Y tế xã có trách nhiệm rà soát, xác định chính xác thông tin đối tượng và thực hiện việc xóa đối tượng theo nội dung tại điểm a, Khoản 4, Điều 7 của Quy chế này, đảm bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
...
Như vậy, theo quy định thì không được xóa đối tượng đã có lịch sử tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, trừ trường hợp đối tượng trùng lặp trên Hệ thống.
Việc xóa đối tượng sẽ được Hệ thống tự động sao lưu dữ liệu và được gửi thông tin đối tượng đã xóa tới đơn vị đang đồng thời quản lý trên Hệ thống.
Có được xóa đối tượng đã có lịch sử tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xóa đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định về quản lý đối tượng trên Hệ thống như sau:
Quản lý đối tượng trên Hệ thống
...
4. Xóa đối tượng:
...
b) Việc xóa đối tượng sẽ được Hệ thống tự động sao lưu dữ liệu và được gửi thông tin đối tượng đã xóa tới đơn vị đang đồng thời quản lý trên Hệ thống.
c) Chỉ có Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý mới có quyền xóa đối tượng.
- Trường hợp trùng lặp từ 02 đối tượng trở lên trong cùng địa bàn xã, Trạm Y tế xã có trách nhiệm rà soát, xác định chính xác thông tin đối tượng và thực hiện việc xóa đối tượng theo nội dung tại điểm a, Khoản 4, Điều 7 của Quy chế này, đảm bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
- Trường hợp trùng lặp đối tượng từ 02 xã trở lên đang quản lý, trong cùng địa bàn huyện, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm rà soát, xác định chính xác thông tin đối tượng và chỉ đạo Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý thực hiện việc xóa đối tượng và thực hiện đầy đủ các nội dung tại điểm a, Khoản 4, Điều 7 của Quy chế này, đảm bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
- Trường hợp trùng lặp đối tượng từ 02 xã trở lên, khác địa bàn huyện đang quản lý, trong cùng địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện rà soát, xác định chính xác thông tin đối tượng để Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý thực hiện việc xóa đối tượng và thực hiện đầy đủ các nội dung tại điểm a, Khoản 4, Điều 7 của Quy chế này, đảm bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
...
Như vậy, theo quy định thì chỉ có Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý mới có quyền xóa đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
Trường hợp các đối tượng tiêm chủng đã tử vong thì Trạm Y tế xã có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định về quản lý đối tượng trên Hệ thống như sau:
Quản lý đối tượng trên Hệ thống
...
- Trường hợp trùng lặp đối tượng từ 02 tỉnh trở lên thuộc các khu vực khác nhau, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Dự án Tiêm chủng mở rộng) có trách nhiệm chỉ đạo Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng khu vực và các đơn vị liên quan giải quyết, đảm bảo duy nhất 01 đối tượng trên Hệ thống.
5. Đối với các đối tượng tử vong hoặc không sinh sống tại Việt Nam trong 06 tháng, Trạm Y tế xã có trách nhiệm cập nhật trạng thái tạm ngừng gọi tiêm trên Hệ thống trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được thông tin.
6. Trong trường hợp có sự cố về Hệ thống phải thông báo ngay cho tổng đài của đơn vị xây dựng Hệ thống để kịp thời hỗ trợ, giải quyết. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi khắc phục xong sự cố, đơn vị thực hiện tiêm chủng phải thực hiện cập nhập đầy đủ, chính xác thông tin đối tượng đã tiêm chủng vào Hệ thống.
Như vậy, theo quy định, đối với các đối tượng tiêm chủng đã tử vong thì Trạm Y tế xã có trách nhiệm cập nhật trạng thái tạm ngừng gọi tiêm trên Hệ thống trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?