Cơ quan nào có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa bị miễn nhiệm?
Việc cử giám định viên tư pháp tham gia giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định thế nào?
Trường hợp nào miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa? (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cử người tham gia giám định tư pháp
1. Tại Bộ
a) Trường hợp Bộ nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan với trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định;
b) Trường hợp nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tại Sở
a) Trường hợp Sở nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được cử thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
b) Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
3. Người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng thực hiện giám định các nội dung được giao, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan cử người giám định.
Theo đó, việc cử giám định viên tư pháp tham gia giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như sau:
(1) Tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
– Trường hợp Bộ nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan với trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định;
– Trường hợp nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Trường hợp Sở nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở lựa chọn giám định viên tư pháp phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được cử thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
– Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
Lưu ý:
– Người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng thực hiện giám định các nội dung được giao, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan cử người giám định.
Trường hợp nào miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
…
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
…
Theo đó, các trường hợp quy định sau đây miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa, gồm:
– Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
– Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
– Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012;
– Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
– Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
– Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
– Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Cơ quan nào có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa bị miễn nhiệm?
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
…
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế.
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ.
3. Sở thống nhất ý kiến với Sở Tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp ở địa phương.
4. Điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp
a) Căn cứ quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng quy định tại khoản 2 Điều này, Vụ Pháp chế có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp và gửi đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung;
b) Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách;
c) Sở có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp, gồm:
– Căn cứ quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL, Vụ Pháp chế có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp và gửi đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung;
Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách;
– Sở có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?