Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số? Hồ sơ địa chính dạng số được bảo quản trong bao lâu?
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:
Thực hiện quản lý hồ sơ địa chính
1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số bao gồm:
- Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số? Hồ sơ địa chính dạng số được bảo quản trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ địa chính dạng số được bảo quản trong bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Bảo quản hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Hồ sơ địa chính và tài liệu dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:
a) Việc phân nhóm tài liệu để bảo quản như sau:
- Bản đồ địa chính; mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;
- Bản sao Giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và các tài liệu có liên quan;
- Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai;
b) Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số được bảo quản vĩnh viễn.
Hồ sơ địa chính được sử dụng vào những mục đích nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2024 thì hồ sơ địa chính được sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Làm công cụ quản lý đất đai;
- Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người được giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
- Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
- Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
- Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo, điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?