Cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế cho người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng? Mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được quy định như thế nào?
Cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế cho người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi với khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
...
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
...”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
...”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tham gia bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước đóng và sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Đóng BHYT cho người nhận trợ cấp hàng tháng
Mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
...”
Theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì đối tượng người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp đi đúng tuyến.
Người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng có được hưởng chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến không?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
..."
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Theo đó, các đối tượng được thanh toán chi phí vận chuyển theo quy định nêu trên bao gồm:
– Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
– Cựu chiến binh;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác;
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
Từ căn cứ trên thì đối tượng người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng như người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được hưởng chi phí vận chuyển của bảo hiểm y tế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?