Cơ quan nào giúp Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước?
- Cơ quan nào giúp Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước?
- Nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là gì?
- Các cơ quan có phải báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ hằng năm hay không?
Cơ quan nào giúp Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 118/2021/NĐ-CP về kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Bộ Tư pháp (Bộ trưởng) có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước.
Cơ quan nào giúp Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước gồm:
- Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính.
Các cơ quan có phải báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ hằng năm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.
2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính;
b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt; đối tượng bị xử phạt; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;
...
Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế mới nhất? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế?
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?