Cơ quan nào là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí? Ai có quyền quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo?
- Cơ quan nào là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí?
- Ai có quyền quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí?
- Phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí được quy định ra sao?
Cơ quan nào là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí kèm theo Quyết định 11/QĐ-BCĐNNDK năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc điều hành
1. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng Ban hoặc người được Trưởng Ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công.
4. Bộ Công Thương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Bộ Công Thương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí.
Cơ quan nào là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí?
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí kèm theo Quyết định 11/QĐ-BCĐNNDK năm 2022 quy định như sau:
Văn phòng Ban Chỉ đạo
1. Văn phòng Ban Chỉ đạo là bộ phận tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo; làm đầu mối tổng hợp, phối hợp công việc giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan; giúp Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc theo dõi việc thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí; tổng hợp các báo cáo và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
2. Phó Trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Phó Trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí.
Phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí kèm theo Quyết định 11/QĐ-BCĐNNDK năm 2022 quy định như sau:
Phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Trưởng Ban Chỉ đạo:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo được ban hành tại Quyết định số 1455/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo chung hoạt động của Ban Chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
c) Kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các nhà thầu và các đơn vị có liên quan thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
d) Quyết định các vấn đề về cơ chế đặc cách, chính sách ưu đãi đối với từng dự án cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, Chủ đầu tư.
đ) Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
e) Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban thường trực hoặc các thành viên khác của Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban khi cần thiết.
g) Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc mời các chuyên gia trong và ngoài nước để tham khảo ý kiến trong trường hợp cần thiết trên cơ sở đề xuất của Thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương:
a) Giúp Trưởng Ban điều hành giải quyết công việc theo nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh vực quản lý liên ngành và quản lý chuyên ngành.
b) Thay mặt Trưởng Ban chủ trì giải quyết các công việc của Ban Chỉ đạo khi Trưởng Ban vắng mặt.
c) Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề liên ngành, các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm về dầu khí.
d) Hằng năm, phê duyệt chương trình công tác và dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo sau khi xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo về chương trình công tác năm của Ban Chỉ đạo;
đ) Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo.
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện và quản lý các dự án trọng điểm về dầu khí.
...
Như vậy, phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?