Cơ quan nào là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước?
- Cơ quan nào là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước?
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo có đúng không?
- Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm những ai?
Cơ quan nào là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 145-QĐ/TW năm 2018 về vị trí và chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia:
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo có đúng không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Quyết định 145-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị
a) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước ve: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý.
b) Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị.
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp.
d) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, các đối tượng khác ve các chuyên ngành khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.
đ) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí và truyền thông, tổ chức đảng, kiểm tra đảng, dân vận, văn phòng, tôn giáo... của hệ thống chính trị.
e) Đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành báo chí và tuyên truyền.
f) Đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực đào tạo của Học viện.
Như vậy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị.
Trong đó, Học viện có nhiệm vụ đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị.
Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 145-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Tổ chức bộ máy, biên chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1. Lãnh đạo Học viện
a) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có Giám đốc và không quá 4 Phó Giám đốc; Giám đốc Học viện do Bộ Chính trị phân công; các Phó Giám đốc do Ban Bí thư xem xét, quyết định.
b) Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ve hoạt động của Học viện và tổ chức, điều hành công việc của Học viện; Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Học viện.
...
Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm:
- Giám đốc;
- Không quá 04 Phó Giám đốc.
Giám đốc Học viện do Bộ Chính trị phân công; các Phó Giám đốc do Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?