Cơ quan nào thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán? Thời điểm có hiệu lực của đăng ký này là khi nào?
Cơ quan nào thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán?
Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin như sau:
Cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin
...
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
...
Theo đó, cơ quan thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán là Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Biện pháp bảo đảm (Hình từ Internet)
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán là khi nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hiệu lực của đăng ký như sau:
Hiệu lực của đăng ký
1. Hiệu lực của đăng ký được xác định như sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định này là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
...
Theo quy định trên, thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ trong tài liệu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán có bắt buộc phải là tiếng Việt không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký, cung cấp thông tin như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký, cung cấp thông tin
1. Biểu mẫu, tài liệu và việc kê khai trong đăng ký, cung cấp thông tin phải được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong trường hợp pháp luật có quy định.
Trường hợp hồ sơ đăng ký có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có công chứng hoặc có chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đăng ký, Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để đăng ký, cung cấp thông tin.
Trường hợp theo quy định của pháp luật liên quan, ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký, cung cấp thông tin là cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài mà tài liệu trong hồ sơ đăng ký, Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được lập theo hai ngôn ngữ này thì bản tiếng Việt và bản tiếng nước ngoài có giá trị sử dụng như nhau, nếu giữa hai bản này không thống nhất về nội dung thì sử dụng bản tiếng Việt.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hoặc người yêu cầu cung cấp thông tin là người nước ngoài, tổ chức mang quốc tịch nước ngoài hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài mà thông tin của chủ thể này không được viết bằng tiếng Anh hoặc bằng chữ Latinh khác thì kê khai theo họ, tên của cá nhân thể hiện trên hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; tên của tổ chức thể hiện trên quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm có tên riêng không bằng tiếng Việt nhưng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc phù hợp với quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì kê khai theo tên riêng của tài sản.
4. Giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều này không phải hợp pháp hóa lãnh sự.
Như vậy, ngôn ngữ trong tài liệu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán bắt buộc phải là tiếng Việt, có thể kèm theo tài liệu tiếng nước ngoài trong trường hợp pháp luật có quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?