Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là những cơ quan nào? Cơ quan này có những trách nhiệm gì?
- Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là những cơ quan nào?
- Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có những trách nhiệm gì?
- Tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là những cơ quan nào?
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Theo đó, cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (Hình từ Internet)
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có những trách nhiệm gì?
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có những trách nhiệm được quy định tại Điều 6 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ
1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có những trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt theo điểm c khoản 1 Điều 90 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo và cung cấp không đầy đủ thông tin khi phát hiện có dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại;
b) Không tiếp nhận hoặc không xử lý thông tin về xung đột thông tin trên mạng để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
c) Không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng;
d) Không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chặn lọc thông tin theo yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ hoặc yêu cầu hợp lý của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
b) Không ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình hoặc không hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng từ hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Không xây dựng phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý;
d) Không tổng hợp, báo cáo kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ;
đ) Không phối hợp khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không kịp thời hoặc không đầy đủ thông tin, bằng chứng, chứng cứ để xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không hợp tác xác định nguồn gốc hoặc không khắc phục hậu quả xung đột thông tin trên mạng;
b) Không cung cấp thông tin, bằng chứng, chứng cứ để xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?