Cơ quan, người nào có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Nội dung quyết định xử lý tài sản gồm những gì?
- Cơ quan, người nào có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?
- Nội dung quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
- Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Cơ quan, người nào có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xử lý tài sản đối với:
a) Súng, pháo các loại;
b) Ra đa, tổ hợp tên lửa, đạn tên lửa, máy bay;
c) Xe tăng, xe thiết giáp;
đ) Tàu thuyền (tàu chiến đấu, tàu bổ trợ, tàu huấn luyện chiến đấu, xuồng chiến đấu); phương tiện vận tải đường thủy từ 50 tấn trở lên;
đ) Xe ô tô; xe máy đặc chủng; xe máy công binh;
e) Vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược;
g) Thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại các kho của Bộ Quốc phòng và các kho ngành theo phân cấp quản lý;
h) Nhà cấp I, II;
i) Bể thép có dung tích trên 50 m3 trở lên.
2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại.
3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý các tài sản không thuộc các khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng.
4. Thẩm quyền xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp:
a) Trường hợp đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp, Chủ nhiệm kho hoặc Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên kiểm tra và quyết định tiêu hủy để bảo đảm an toàn theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành. Sau tiêu hủy lập biên bản, kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp và Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Chậm nhất 07 ngày sau khi xử lý xong, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo bằng văn bản về kết quả xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp theo phân cấp về Bộ Quốc phòng và đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế.
Như vậy còn tùy thuộc vào đó là tài sản nào mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng như quy định trên.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Nội dung quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm định, báo cáo xử lý tài sản
...
3. Nội dung quyết định xử lý tài sản:
a) Đơn vị được xử lý tài sản;
b) Danh mục chủng loại, ký mã hiệu, cấp chất lượng tài sản;
c) Số lượng, khối lượng; thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá và giá trị tài sản còn lại (nếu có);
d) Phương thức xử lý tài sản theo các quy định tại Điều 13 Thông tư này;
đ) Thời gian xử lý tài sản;
e) Quản lý tài chính;
g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện;
h) Kế hoạch thực hiện xử lý đối với đạn dược và hóa chất độc hại.
Như vậy nội dung quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Đơn vị được xử lý tài sản;
- Danh mục chủng loại, ký mã hiệu, cấp chất lượng tài sản;
- Số lượng, khối lượng; thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá và giá trị tài sản còn lại (nếu có);
- Phương thức xử lý tài sản theo các quy định tại Điều 13 Thông tư này;
- Thời gian xử lý tài sản;
- Quản lý tài chính;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện;
- Kế hoạch thực hiện xử lý đối với đạn dược và hóa chất độc hại.
Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm định, báo cáo xử lý tài sản
1. Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý tài sản:
a) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoản 1 Điều 15 Thông tư này:
Đối với tài sản là quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này: cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật và chuyên ngành có liên quan;
Đối với tài sản quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều 15 Thông tư này: cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tài chính, Cục Quân lực và chuyên ngành có liên quan;
Đối với tài sản quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần và chuyên ngành có liên quan;
b) Quyết định loại xử lý tài sản thuộc thẩm quyền Tổng Tham mưu trưởng, khoản 2 Điều 15 Thông tư này: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
c) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này: Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quyết định cơ quan chủ trì thẩm định; cơ quan phối hợp thẩm định.
...
Như vậy cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?