Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
- Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước không bảo đảm điều kiện làm việc thì có được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới không?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước?
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không, căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định:
Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước trong trường hợp thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
2. Tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm;
b) Tài sản thu hồi theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
c) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật này;
d) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này;
đ) Đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó nhà nước sẽ giao đất được giao để xây dựng trụ sở làm việc cho cơ quan nhà nước theo quy định.
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không? (Hình từ Internet)
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước không bảo đảm điều kiện làm việc thì có được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới không?
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước không bảo đảm điều kiện làm việc thì có được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định:
Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước
1. Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
2. Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây:
a) Khu hành chính tập trung;
b) Trụ sở làm việc độc lập.
3. Khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vực để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng sử dụng. Việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí hành chính và thuận tiện trong giao dịch cho các tổ chức và công dân;
b) Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
c) Nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó trường hợp trụ sở làm việc hiện tại của cơ quan nhà nước không bảo đảm điều kiện làm việc thì trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước sẽ được đầu tư xây dựng theo quy định.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
...
Theo đó cơ quan có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công được quy định như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương;
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền.
Như vậy các cơ quan được quy định sẽ có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?