Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm trước khoảng thời gian nào?
- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không?
- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm trước khoảng thời gian nào?
- Thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo trình tự nào?
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không?
Căn cứ Điều 69 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong kiểm tra an toàn thực phẩm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm;
c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
c) Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Theo đó, hàng năm cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm để trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm trước khoảng thời gian nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm như sau:
Kiểm tra theo kế hoạch
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, thời gian hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm như sau:
- Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã;
- Trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện;
- Trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh;
- Trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm.
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm trước khoản thời gian nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về trình tự kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Trình tự kiểm tra
...
2. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:
a) Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
đ) Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Theo đó, trước khi tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thì đoàn kiểm tra cần công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra; sau đó tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định.
Sau khi đã kiểm tra các nội dung thì lập biên bản kiểm tra theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định và báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định. Nếu có vi phạm an toàn thực phẩm thì ra quyết định xử lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?