Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình bao gồm những cơ quan nào và được tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình bao gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 3 Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình.
3. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình bao gồm những cơ quan sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương.
Thực hiện công tác gia đình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì trong việc thực hiện công tác gia đình?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình.
2. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
3. Hướng dẫn và tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức về công tác gia đình.
4. Xây dựng và hướng dẫn nhân rộng các mô hình gia đình.
5. Quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình.
6. Hướng dẫn và tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam.
7. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về gia đình và công tác gia đình theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và công tác gia đình.
9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác gia đình theo quy định của pháp luật.
10. Sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện công tác gia đình.
Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm như sau trong việc thực hiện công tác gia đình:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình.
- Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
- Hướng dẫn và tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức về công tác gia đình.
- Xây dựng và hướng dẫn nhân rộng các mô hình gia đình.
- Quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình.
- Hướng dẫn và tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam.
- Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về gia đình và công tác gia đình theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và công tác gia đình.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác gia đình theo quy định của pháp luật.
- Sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện công tác gia đình.
Tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về công tác gia đình được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về công tác gia đình
1. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, thực hiện bình đẳng trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Xây dựng tài liệu và phổ biến kiến thức về gia đình, vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
Theo đó, công tác gia đình được tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, thực hiện bình đẳng trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng tài liệu và phổ biến kiến thức về gia đình, vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký tham gia kết nối trực tuyến với Hội nghị Đảng ủy Khối tổ chức? Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh có tư cách pháp nhân không?
- Tham luận công tác xây dựng Đảng ở chi bộ 2024 ngắn gọn? Bài tham luận về công tác xây dựng Đảng ở chi bộ cơ sở thế nào?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị là cán bộ công chức cuối năm đang sử dụng là mẫu nào? Phải viết khi nào?
- Mẫu đơn đề nghị đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội mới nhất theo Nghị định 126 như thế nào?
- Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì? Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không?