Cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến thể thao thành tích cao. Cho tôi hỏi cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng Minh ở Đồng Nai.

Vận động viên thể thao thành tích cao có những quyền gì?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Thể dục, thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao như sau:

Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;
d) Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
g) Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
h) Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
i) Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, vận động viên thể thao thành tích cao có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 32 nêu trên.

Thể thao thành tích cao

Thể thao thành tích cao (Hình từ Internet)

Cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao như sau:

Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao.
2. Vi phạm quy định về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho vận động viên theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho vận động viên hoặc không bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở như sau:

Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...

Như vậy, cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt cơ quan này.

Vận động viên thể thao thành tích cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe cho vận động viên thể thao thành tích cao như thế nào?
Pháp luật
Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Vận động viên cấp 2 thể thao thành tích cao được pháp luật quy định như thế nào? Để trở thành vận động viên cấp 2 thì cần những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Thể thao thành tích cao là gì? Vận động viên thể thao thành tích cao thực hiện không đúng giáo án tập luyện của huấn luyện viên bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ quan sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao không thực hiện kiểm tra sức khỏe cho vận động viên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận động viên thể thao thành tích cao
846 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận động viên thể thao thành tích cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận động viên thể thao thành tích cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào