Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện những hoạt động kiểm tra gì?
- Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện những hoạt động kiểm tra gì?
- Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và hoạt động theo chế độ gì?
- Chánh Thanh tra có trách nhiệm như thế nào trong quản lý và điều hành cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện những hoạt động kiểm tra gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 thì cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra những vấn đề sau:
(1) Kiểm tra công tác thu, đóng và giải quyết, chi trả bảo hiểm xã hội;
(2) Kiểm tra công tác thu, đóng và chi trả bảo hiểm thất nghiệp;
(3) Kiểm tra công tác thu, đóng và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
(4) Kiểm tra công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
(5) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành;
(6) Xử lý các nội dung chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định;
(7) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành.
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện những hoạt động kiểm tra gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và hoạt động theo chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chế độ quản lý và điều hành
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Chánh Thanh tra quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Giúp việc cho Chánh Thanh tra có không quá 03 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, phân công công tác, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ; các Phó Chánh Thanh tra do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, bố trí, phân công công tác, biệt phái theo quy định.
2. Chánh Thanh tra ban hành quy định về phân công nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc, quy chế làm việc; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện theo quy định.
3. Chánh Thanh tra phân công hoặc ủy quyền cho Phó Chánh Thanh tra giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.
Như vậy, cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Chánh Thanh tra quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng.
Chánh Thanh tra sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chánh Thanh tra có trách nhiệm như thế nào trong quản lý và điều hành cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024, trách nhiệm của Chánh Thanh tra trong quản lý và điều hành cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
(1) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024.
(2) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 12 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
(3) Xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý các phòng thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình Tổng Giám đốc ban hành.
(4) Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(5) Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
(6) Chịu trách nhiệm quản lý con dấu và tài khoản riêng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(7) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
(8) Thực hiện các quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?