Cơ quan thi hành tạm giam là các cơ quan nào? Các cơ quan thi hành tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?

Cơ quan thi hành tạm giam là các cơ quan nào? Các cơ quan thi hành tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? Chế độ, chính sách đối với cơ quan thi hành tạm giam được quy định ra sao? Câu hỏi của anh Phúc (Long An).

Cơ quan thi hành tạm giam là các cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định:

Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
d) Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
đ) Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.

Theo đó thì cơ quan thi hành tạm giam gồm có:

- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;

- Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;

- Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);

- Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;

- Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.

Cơ quan thi hành tạm giam

Cơ quan thi hành tạm giam (Hình từ Internet)

Các cơ quan thi hành tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?

Về quyền và nhiệm vụ của các cơ quan thi hành tạm giam thì theo Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền hạn và nhiệm cụ của nhà tạm giữ, trại tạm giam như sau:

(1) Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật này;

(2) Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

(3) Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

(4) Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

(5) Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;

(6) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, trả tự do là trái pháp luật;

(7) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

(8) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật;

Trường hợp hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý;

(9) Trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

(10) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam.

Lưu ý: Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được nêu trên còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

* Còn đối với nhiệm vụ và quyền hạn của buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng được quy định tại Điều 15 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cụ thể như sau:

- Đồn biên phòng đóng ở vùng sâu, vùng xa có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được tổ chức buồng tạm giữ để quản lý, thực hiện chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ theo quyết định của Đồn trưởng đồn biên phòng và của người có thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng có Trưởng buồng tạm giữ và chịu sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn biên phòng. Trưởng buồng tạm giữ có các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Chế độ, chính sách đối với cơ quan thi hành tạm giam được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 41 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định:

Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, binh sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và công nhân, viên chức công an, quốc phòng làm nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có thành tích thì được khen thưởng; nếu bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Theo đó thì cơ quan thi hành tạm giam có thành tích thì được khen thưởng; nếu bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Tạm giam
Cơ quan thi hành tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những trường hợp nào người đang tạm giam sẽ được bảo lãnh?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ hay không?
Pháp luật
Biện pháp tạm giam có được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hay không? Bị can, bị cáo là người bị bệnh nặng thì có áp dụng biện pháp tạm giam không?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc bắt bị can để tạm giam mới nhất hiện nay? Có thể thực hiện bắt bị can để tạm giam vào ban đêm khi nào?
Pháp luật
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Pháp luật
Đang bị tạm giam nhưng trước đây đã từng có 4 tiền án thì giờ phải làm sao để được tại ngoại điều tra?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được đem bia rượu vào buồng tạm giam không? Khi hủy bỏ bia rượu thủ trưởng cơ sở giam giữ có ra quyết định bằng văn bản không?
Pháp luật
Người bị tạm giam dưới 18 tuổi có được gặp thân nhân với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giam bình thường không?
Pháp luật
Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?
Pháp luật
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra phải được ra trong bao nhiêu ngày trước khi hết thời hạn tạm giam?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn thay thế biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra gồm có những loại tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm giam
4,181 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm giam Cơ quan thi hành tạm giam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm giam Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan thi hành tạm giam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào