Cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền trong trường hợp nào?
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền trong trường hợp nào?
- Cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền gồm những cơ sở nào?
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc chuyển giao thông tin không?
Cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước như sau:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau:
a) Trao đổi, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền phục vụ yêu cầu công tác phòng, chống rửa tiền, bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các bộ, ngành có liên quan trong công tác phòng, chống rửa tiền;
c) Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền.
...
Theo quy định trên, cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền trong các trường hợp sau:
- Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền.
Chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền (Hình từ Internet)
Cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền gồm những cơ sở nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
...
3. Cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong Danh sách đen;
b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân là người bị tố giác, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người bị kiến nghị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có liên quan đến rửa tiền;
c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố hoặc xét xử bởi các cơ quan chức năng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới;
d) Giao dịch khác mà Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kết quả phân tích thông tin giao dịch đáng ngờ nhận thấy có thể liên quan đến rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
...
Như vậy, cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền khi cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chuyển giao thông tin phòng chống rửa tiền hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong Danh sách đen;
- Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân là người bị tố giác, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người bị kiến nghị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có liên quan đến rửa tiền;
- Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố hoặc xét xử bởi các cơ quan chức năng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới;
- Giao dịch khác mà Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kết quả phân tích thông tin giao dịch đáng ngờ nhận thấy có thể liên quan đến rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
Cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc chuyển giao thông tin không?
Theo khoản 7 Điều 11 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
...
6. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
7. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan theo quy định tại Điều này có thể ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
Như vậy, Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan theo quy định tại Điều này có thể ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc chuyển giao thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?