Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong những trường hợp nào?
- Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong những trường hợp nào?
- Nội dung công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những gì?
- Cơ quan thuế nào có thẩm quyền công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế?
- Người nộp thuế được quyền không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp trong trường hợp nào?
Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định thì Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với các trường hợp sau đây:
(1) Người nộp thuế ngừng hoạt động, đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (trạng thái 01).
(2) Người nộp thuế ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (trạng thái 03).
(3) Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh (trạng thái 05).
(4) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (trạng thái 06).
(5) Người nộp thuế khôi phục mã số thuế.
(6) Người nộp thuế có vi phạm pháp luật về đăng ký thuế.
Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nội dung công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những gì?
Nội dung công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế
...
2. Nội dung, hình thức và thời hạn công khai:
a) Nội dung công khai: Các thông tin ghi trên Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
b) Hình thức công khai: Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Thời hạn công khai: Chậm nhất trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo hoặc cập nhật trạng thái mã số thuế theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chuyển đến.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế bao gồm:
(1) Các thông tin ghi trên Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
(2) Các thông tin ghi trên Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
(3) Các thông tin ghi trên Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Thời hạn công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế chậm nhất là 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo hoặc cập nhật trạng thái mã số thuế theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chuyển đến.
Cơ quan thuế nào có thẩm quyền công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế.
Lưu ý: Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai.
Trường hợp thông tin công khai không chính xác, cơ quan thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai.
Người nộp thuế được quyền không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp trong trường hợp nào?
Quyền của người nộp thuế được quy định tại Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Quyền của người nộp thuế
...
8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, theo quy định, người nộp thuế được quyền không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?