Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương theo quy định là cơ quan nào?
Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương là cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Tổ Thư ký
1. Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối tham mưu giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, Điều 3, khoản 1 Điều 4 của Quyết định này;
b) Chủ trì tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này;
c) Tham mưu, giúp Hội đồng cho ý kiến đối với dự thảo chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp;
d) Đảm bảo các điều kiện hoạt động của Hội đồng, phân công các đơn vị chức năng trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng;
đ) Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định việc thành lập, thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
3. Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương;
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương (Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có sử dụng con dấu riêng không?
Căn cứ vào Điều 7 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Chế độ làm việc và thông tin, báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
3. Hội đồng có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình hoạt động của Hội đồng.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương không sử dụng con dấu riêng mà sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được lấy từ đâu?
Căn cứ vào Điều 8 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Tổ Thư ký
Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và huy động từ các nguồn hỗ trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Bên cạnh đó, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và huy động từ các nguồn hỗ trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?