Cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là ai? Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức họp trực tuyến mỗi quý bao nhiêu lần?
Cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 345/QĐ-UBATGTQG năm 2017, có quy định về cơ quan thường trực của Ủy ban như sau:
Cơ quan thường trực của Ủy ban
1. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ủy ban, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban; đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng Ủy ban; thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức Văn phòng Ủy ban;
2. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan bảo đảm các chế độ, chính sách, quyền lợi về lương, phụ cấp, phúc lợi và các chế độ đặc thù khác (nếu có) cho sỹ quan công an biệt phái làm việc tại Văn phòng Ủy ban theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là Bộ Giao thông vận tải, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban; đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng Ủy ban; thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức Văn phòng Ủy ban.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có trách nhiệm gì đối với hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 345/QĐ-UBATGTQG năm 2017, có quy định về trách nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:
Trách nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Phó Chủ tịch thường trực giúp Chủ tịch xử lý và báo cáo Chủ tịch Ủy ban các công việc có tính chất thường xuyên của Ủy ban, những công việc được Chủ tịch Ủy ban ủy quyền và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Điều hành hoạt động chung của Ủy ban theo kế hoạch, chương trình công tác được Chủ tịch chỉ đạo, phê duyệt hoặc chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chỉ đạo xây dựng các chiến lược, đề án quốc gia, chương trình, kế hoạch, giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
3. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và các địa phương trong thực hiện:
a) Chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình công tác của Ủy ban; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
b) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
5. Quyết định thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất tại địa phương có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp; chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả các tình huống, sự cố, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng thuộc trách nhiệm của Ủy ban.
6. Giải quyết các kiến nghị và các giải pháp phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc xử lý các yếu tố gây mất an toàn giao thông.
7. Phân công các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực của Ủy ban.
8. Quản lý, điều hành Văn phòng Ủy ban, quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; sử dụng bộ máy của Bộ Giao thông vận tải để thực hiện việc tuyển dụng, điều động, tiếp nhận công chức Văn phòng Ủy ban; quyết định hoặc phân cấp cho Văn phòng Ủy ban giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức Văn phòng Ủy ban theo quy định; đề nghị Bộ Công an cử bổ sung, thay thế sỹ quan công an biệt phái làm việc tại Văn phòng Ủy ban.
9. Ưu tiên bố trí kinh phí, quyết định việc phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
10. Chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban; quyết định nhân sự các đoàn của Ủy ban đi công tác nước ngoài.
11. Chủ trì họp Ủy ban khi Chủ tịch Ủy ban không thể chủ trì được và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban phân công.
Theo đó, đối với hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thì Phó Chủ tịch thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có các trách nhiệm được quy định như trên.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức họp trực tuyến mỗi quý bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 345/QĐ-UBATGTQG năm 2017, có quy định về chế độ làm việc của Ủy ban như sau:
Chế độ làm việc của Ủy ban
1. Ủy ban họp trực tuyến định kỳ mỗi quý một lần do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì với thành phần bao gồm toàn bộ Ủy viên Ủy ban và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường hợp họp đột xuất Chủ tịch Ủy ban hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban được Chủ tịch Ủy ban ủy quyền triệu tập, chủ trì các cuộc họp là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban được Chủ tịch phân công.
2. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch Ủy ban (hoặc Phó Chủ tịch thường trực) chủ trì họp giao ban công tác tháng với thành phần là các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức họp trực tuyến mỗi quý một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?