Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương được quy định như thế nào?
- Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương được quy định như thế nào?
- Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có phải là thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương không?
- Mối quan hệ giữa Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp thế nào?
Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 82/2009/QĐ-TTg) quy định về cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương như sau:
Cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng, có nhiệm vụ:
1. Dự thảo nội dung các văn bản theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
2. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng (quy định tại Điều 2 Quy chế này); báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng đối với các trường hợp (được các Bộ, ngành, địa phương đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng) có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90% trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng được xin ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Xem xét, tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Tổ chức triển khai các kết luận của Hội đồng, thường trực giải quyết các công việc nghiệp vụ của Hội đồng, xử lý các thông tin, ý kiến đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương; tổng hợp báo cáo công tác của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
5. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng.
Như vậy, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ:
- Dự thảo nội dung các văn bản theo quy định tại Điều 7 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg.
- Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng (quy định tại Điều 2 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg);
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng đối với các trường hợp (được các Bộ, ngành, địa phương đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng) có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90% trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng được xin ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Xem xét, tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Tổ chức triển khai các kết luận của Hội đồng, thường trực giải quyết các công việc nghiệp vụ của Hội đồng, xử lý các thông tin, ý kiến đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương; tổng hợp báo cáo công tác của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng.
Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương (Hình từ Internet)
Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có phải là thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương không?
Theo khoản 14 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg quy định về thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương bao gồm các thành viên sau:
Các thành viên Hội đồng
Ngoài Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Hội đồng có các thành viên sau:
...
14. Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Như vậy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương.
Mối quan hệ giữa Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp thế nào?
Theo Điều 11 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 168/2007/QĐ-TTg quy định về mối quan hệ giữa Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp như sau:
Quan hệ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp
Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các địa phương là quan hệ chỉ đạo và phối hợp. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?