Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Việc phối hợp công tác giữa Hội đồng với Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra như thế nào?
- Ai có quyền chỉ đạo hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC như sau:
Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Làm đầu mối tham mưu giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này.
2. Chủ trì chuẩn bị dự thảo Chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng, dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng.
3. Chủ trì tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện các văn bản này; chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Hội đồng.
4. Phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, các cơ quan liên quan để tổ chức các hoạt động PBGDPL; sơ kết, tổng kết, kiểm tra công tác PBGDPL theo kế hoạch của Hội đồng.
5. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Hội đồng kết quả việc thực hiện các kết luận, các hoạt động của Hội đồng.
6. Chỉ đạo hoạt động của Tổ thư ký và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Theo đó, cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Làm đầu mối tham mưu giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC.
- Chủ trì chuẩn bị dự thảo Chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng, dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng.
- Chủ trì tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện các văn bản này; chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Hội đồng.
- Phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các cơ quan liên quan để tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; sơ kết, tổng kết, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch của Hội đồng.
- Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Hội đồng kết quả việc thực hiện các kết luận, các hoạt động của Hội đồng.
- Chỉ đạo hoạt động của Tổ thư ký và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Cơ quan Thường trực Hội đồng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Việc phối hợp công tác giữa Hội đồng với Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra như thế nào?
Theo Điều 11 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC như sau:
Quan hệ công tác giữa Hội đồng với Cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu giúp Hội đồng, trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng làm đầu mối phối hợp giữa các thành viên Hội đồng, bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các thành viên Hội đồng và giữa thành viên Hội đồng với Cơ quan Thường trực của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, quan hệ công tác giữa Hội đồng với Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu giúp Hội đồng, trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Cơ quan Thường trực Hội đồng làm đầu mối phối hợp giữa các thành viên Hội đồng, bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các thành viên Hội đồng và giữa thành viên Hội đồng với Cơ quan Thường trực của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ai có quyền chỉ đạo hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BNN-PC như sau:
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng có các nhiệm vụ sau đây:
...
b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng, hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng; Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng được quy định tại Điều 4 của Quyết định số 1412/QĐ-BNN-PC ngày 19/4/2022;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng, hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?