Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định khi nào?
- Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định khi nào?
- Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến chuyên gia về nội dung quy hoạch bằng hình thức gì?
- Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 41/2019/NĐ-CP quy định về Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại Điều 23 Nghị định này, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
...
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
Đồng thời, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến chuyên gia về nội dung quy hoạch bằng hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 41/2019/NĐ-CP quy định về Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
...
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định.
Theo quy định trên, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định.
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 41/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy hoạch và các tài liệu liên quan theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
9. Lập báo cáo thẩm định quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.
11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?