Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có quyền hạn gì?
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 53-QĐ/TW 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về chức năng của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương như sau:
Chức năng
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
Như vậy, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 53-QĐ/TW 2022 anh nha.
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 53-QĐ/TW 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về quyền hạn của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương như sau:
Quyền hạn
1. Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc đơn vị của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý.
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.
4. Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Như vậy, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có các quyền hạn như sau:
+ Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc đơn vị của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
+ Quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.
+ Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm những cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 53-QĐ/TW 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các phó thủ trưởng cơ quan.
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là Thủ trưởng Cơ quan; các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là phó thủ trưởng Cơ quan; trong đó phân công đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực là Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị như sau:
(1) Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I)
(2) Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA)
(3) Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II)
(4) Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III)
(5) Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V)
(6) Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI)
(7) Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)
(8) Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)
(9) Vụ Tổng hợp
(10) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(11) Vụ Nghiên cứu
(12) Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng
(13) Tạp chí Kiểm tra
(14) Văn phòng
3. Về biên chế
- Biên chế của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.
- Khi cần thiết, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương được trưng tập một số cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.
Như vậy, tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị như sau:
(1) Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I)
(2) Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA)
(3) Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II)
(4) Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III)
(5) Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V)
(6) Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI)
(7) Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)
(8) Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)
(9) Vụ Tổng hợp
(10) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(11) Vụ Nghiên cứu
(12) Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng
(13) Tạp chí Kiểm tra
(14) Văn phòng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?