Cơ quan Việt Nam được từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài trong trường hợp nào?
- Việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Cơ quan Việt Nam được từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài trong trường hợp nào?
Việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 49 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù như sau:
Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được chuyển giao đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc đến nước khác đồng ý tiếp nhận chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt tù mà nước chuyển giao đã tuyên đối với người đó.
2. Việc chuyển giao được thực hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi có yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận; trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Theo quy định trên, việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện dựa vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi có yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận.
Trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài (Hình từ Internet)
Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù như sau:
Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;
c) Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù phải còn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là sáu tháng;
đ) Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;
e) Có sự đồng ý của nước chuyển giao;
g) Có sự đồng ý của người được chuyển giao.
2. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài để thi hành hình phạt tù khi có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người được phép cư trú không thời hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận chuyển giao;
b) Có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này và đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm pháp lý khác trong bản án;
c) Có sự đồng ý của nước tiếp nhận chuyển giao.
Theo đó, người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài khi đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 50 nêu trên.
Cơ quan Việt Nam được từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Tương trợ tư pháp 2007 về từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù như sau:
Từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao;
2. Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Như vậy, cơ quan Việt Nam được từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài trong trường hợp sau:
+ Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao.
+ Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?