Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở trong những trường hợp nào? Nếu số lượng người làm việc tại trụ sở từ 30 người trở xuống thì diện tích dùng chung của trụ sở phải đảm bảo ra sao? Câu hỏi của anh Quý từ TP.HCM

Diện tích sử dụng chung đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 166/2017/NĐ-CP có định nghĩa về diện tích sử dụng chung như sau:

Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Phòng họp; phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng tổng đài điện thoại; phòng nhân sao tài liệu; nhà ăn, căng tin; thư viện; diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định này.
Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.

Theo quy định trên thì diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Diện tích sử dụng chung sẽ bao gồm diện tích của:

(1) Phòng họp;

(2) Phòng khách;

(3) Phòng thường trực, bảo vệ;

(4) Phòng y tế;

(5) Phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường;

(6) Phòng tổng đài điện thoại;

(7) Phòng nhân sao tài liệu;

(8) Nhà ăn, căng tin;

(9) Thư viện;

(10) Diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng.

Lưu ý: Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.

Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải đạt diện tích sử dụng chung như thế nào khi chỉ có từ 30 người trở xuống?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về diện tích sử dụng chung đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:

Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
...
2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tính như sau:
a) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người trở lên;
b) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;
c) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;
d) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người.

Từ quy định trên thì diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người làm việc trở xuống phải đặt như sau:

(1) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;

(2) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;

(3) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người.

Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở làm việc như sau:

Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; riêng đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
...

Dẫn chiếu khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Cơ quan nhà nước được thuê tài sản phục vụ hoạt động khi chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;
c) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
...

Từ các quy định trên thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phép thuê trụ sở làm việc trong các trường hợp sau:

(1) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;

(2) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;

(3) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.

Lưu ý: Đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 166/2017/NĐ-CP.

Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bao nhiêu? Người đứng đầu cơ quan đại diện là ai?
Pháp luật
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có bao gồm những cơ quan nào? Nữ thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp hàng tháng như thế nào?
Pháp luật
Phu nhân của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nếu không thể đi theo chồng do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì được hưởng mức sinh hoạt phí như thế nào?
Pháp luật
Phu nhân đi công tác nhiệm kỳ cùng chồng là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng phụ cấp hàng tháng như thế nào?
Pháp luật
Phu quân đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được thanh toán tiền để mua sắm trang phục khoán cho cả nhiệm kỳ không?
Pháp luật
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được phụ cấp khoản tiền khoán cho cả nhiệm kỳ để mua trang phục đối ngoại không?
Pháp luật
Việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước sở tại hay theo pháp luật Việt Nam?
Pháp luật
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thuê máy móc thiết bị ngoài các máy móc thiết bị để phục vụ công tác trong thời gian ngắn không?
Pháp luật
Thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm những thiết bị nào? Số lượng thiết bị ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
537 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào